Những trò chơi dân gian tương đồng Hàn Quốc- Việt Nam

Những trò chơi dân gian từ xưa quốc gia nào cũng có. Tại Việt Nam phổ biến là đánh chuyền, nhảy dây, kéo co, ô ăn quan,…Văn hóa trò chơi này được lưu truyền qua các thế hệ. Đến nay, tại các vùng nông thôn, trẻ em vẫn chơi những trò dân gian này. Vậy Hàn Quốc thì sao? Cùng tìm hiểu những trò chơi dân gian tương đồng Hàn Quốc- Việt Nam nhé!

Do ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, trẻ em Hàn Quốc cũng có những trò chơi dân gian. Ngay đến cả ở thành thị, chúng cũng được bố mẹ dạy chơi.

1. Nhảy lò cò hay nhảy ô (땅따먹기)

Trò chơi nhảy ô này không chỉ phổ biến ở Việt Nam, mà nó còn lan rộng ra thế giới. Châu Á có các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Châu Âu có các nước Anh, Pháp, Mỹ,… Các bạn nhỏ đều yêu thích trò chơi này.

Cách chơi vô cùng đơn giản. Hai bên cùng nhảy từ đầu đến ô cuối cùng rồi quay ngược lại. Một ô thì nhảy chụm chân. Hai ô thì nhảy tách chân. Người thắng sẽ là người về đích sớm nhất.

Ảnh: 땅따먹기

2. Ô ăn quan (윷놀이)

Tại Hàn Quốc,

Có trò chơi Yutnori. Đặc biệt vào dịp năm mới, mọi người sẽ chơi Yutnori để kỳ vọng vào một năm mới tràn ngập thuận hòa. Người chơi sẽ dùng 4 gậy yut tung lên trời để xác đinh nước đi trên bàn cờ. Quy tắc dễ hiểu.

Nếu có 1 cây yut mặt ngửa thì gọi là “do” 도: được đi thêm 1 bước.

Nếu có 2 cây yut mặt ngửa thì gọi là “gae” 개: được đi thêm 2 bước.

Nếu có 3 cây yut mặt ngửa thì gọi là “geol” 걸: được đi thêm 3 bước.

Nếu có 4 cây yut mặt ngửa thì gọi là “yut” 윷: được đi thêm 4 bước.

Nếu cả 4 cây yut đều mặt úp thì gọi là “mo” 모: được đi thêm 5 bước.

Nếu bắt được ngựa hoặc bò của đối phương thì được tung yut 2 lần.

Đội thắng cuộc là đôi có 4 quân về đích nhanh nhất.

Ảnh: Yutnori Hàn Quốc

Tại Việt Nam,

Trò chơi ô ăn quan cần tính toán và tư duy cao hơn. Công cụ rất đơn giản: phấn vẽ ô quan, sỏi (đá), và một không gian chơi be bé. Bạn cần tính toán đi sao cho mình ăn được quan càng nhiều càng tốt. Ô quan chính là ô to ở 2 đầu. Người thắng là người ăn được nhiều quan và quân nhất. Thương thì sẽ đánh cho đối phương không còn một mảnh giáp.

Ảnh: Ô ăn quan Việt Nam

3. Thả diều (연날리기)

Cánh diều thường xuất hiện ở Hàn Quốc vào dịp tết năm mới. Bên cạnh tính giải trí của trò chơi, thì thả diều với mong muốn đuổi tai ương năm cũ, đón may mắn năm mới. Còn ở Việt Nam thì trẻ em thả diều mọi lúc. Chỉ cần không gian rộng lớn như cánh đồng, chút gió lộng để nâng cánh diều bay. Cách làm diều thì mỗi nước sẽ khác nhau đôi chút. Nhưng về cơ bản cần có giấy, que tre, hồ dán. Cũng yêu cầu độ chính xác tương đối cao để diều có thể bay được.

Diều càng bay cao bay xa thì chứng tỏ người đó có bàn tay cực khéo. Thả diều còn trở thành một bộ môn thi đấu, thả diều khổng lồ.

Ảnh: Trẻ em Hàn Quốc thả diều

Ảnh: Cuộc thi thả diều quy mô nhỏ

4. Kéo co

Các nước Đông Á, Đông Nam Á từ xưa đã hình thành trong nền văn hóa lúa nước nghi lễ và trò chơi kéo co. Thể hiện ước nguyện của tập thể dân cư mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Ở Hàn Quốc, kéo co thường được chơi tại địa phương Dangjin thuộc tỉnh Chungcheongnam; Samcheok thuộc tỉnh Gangwon; một số địa phương thuộc tỉnh Gyeongsangnam.

Tại Việt Nam, kéo co được đưa vào danh sách những trò chơi tập thể phổ biến. Hầu hết các cuộc thi mang tính đồng đội đều có trò chơi kéo co. Năm 2003, UNESCO đã ghi danh trò kéo co vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ảnh: Kéo co quy mô be bé- Kéo co quy mô to khổng lồ

Các gia đình đa văn hóa Việt Nam- Hàn Quốc hoàn toàn có thể cùng con cái chơi những trò chơi này.

HOA LY- NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN